Phở

Posted: Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Phở

Xứ Phần Lan rừng thông trùng trùng xanh ngắt, nước hồ biếc biếc, phụ nữ da trắng một màu tượng tuyết, gái trai quần áo len ngũ sắc người nào cũng như nai nịt sắp biểu diễn điền kinh . Mình thành ra lạc lõng vào một thế giới vật chất nó sạch sẽ quá, sạch đến cái mức tạo cho tôi một thứ nghi ngờ nơi đây là một ấn tượng giả tạọ Cảnh và người Hen-xanh-ky, ví phỏng đây đó lem nhem đi ít chút, có lẽ tôi dễ thân gần hơn. Chúng tôi ở đây mười ngày, mỗi ngày họp trả tiền ăn mỗi người là sáu đồng đô la, nó là cái tiêu chuẩn đã khá cao của đoàn đại biểu ta đi hoạt động quốc tế. Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thật là trang trọng : đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn trông đẹp như rượu rót trong các truyện thần thoại phương Bắc nàỵ Tôi hào hứng làm việc liền liền ở Đại hội Hoà bình thế giới, cơ thể nhịp đều, tâm trí có nhiều sáng kiến. Nhưng ăn uống sao không thấy ngon. Người ta thường nói rằng những bậc vĩ nhân hoặc hiền giả có chí lớn chỉ biết có sự nghiệp mà rất coi nhẹ miếng ăn. Nhưng trường hợp tôi kể ra đây chỉ là cái trường hợp thông thường của một con người bình thường thôi.

Chúng tôi là mấy anh em trong đoàn đi, mỗi người một công tác chuyên môn, nhưng đều cùng đã gian khổ với nhau trong kháng chiến và cũng là người Hà Nội cả.
Món ăn ngon: Phở

Quanh hồ khu Ô-ta-ni-ê-mi, chúng tôi ngồi dưới rừng thông xanh phân tích với nhau xem tại sao lòng dạ mấy người đang thấy nhớ thương một cái gì xa xôi lắm. Từ hôm xách va ly ra táu qua nước này nước khác, thế là mấy tháng rồi; ở nhà đã hoàn thành tiếp quản Hải Phòng rồi, đất đai miền Bắc giải phóng toàn bộ rồi ... Nhưng mà chúng tôi đã kéo cuộc nhân đàm xoáy vào chuyện ẩm thực và muốn giúp đỡ nhau tìm hiểu vì đâu mà lâu nay ăn uống kém ngon . Có người bèn chỉ tay thẳng xuống nền cỏ bờ hồ Phần Lan, buông thõng một câu : " Bây giờ có ngay một gánh phở đỗ bên bờ hồ này, thì tớ đả luôn sáu bát ! ". Tất cả đều rao lên. Thì ra gần đây chúng tôi héo hắt đi, vì xa đất nước, khẩu vị lạc điệu, thấy nhớ nhà nhớ nước, trong cái nhớ nhà nhớ đất nước, có cả một sự nhớ ăn phở nữạ Hình ảnh bát phở quê hương đưa ra lúc ấy giải quyết đúng vào thắc mắc chung của mấy ngườị Tất cả đều thi nhau đề cao những đức tính của phở dân tộc. Dưới đây liên tiếp những mẩu chuyện góp về một bát phở, về một miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt-nam chân chính.
 
- Này, các cậu có thấy món ăn ở Phần lan có nhiều cái rất kỳ quặc không . Thịt bò rán, lại phiết mứt công phi chưa ngọt sắt lên trên . Cam chanh lại ăn kèm với cá gỏị Cơm lại ướp vào tủ nước đá, mình thấy đĩa cơm có khói, lúc ăn buốt đến chân răng . Nghệ thuật ẩm thực tôi gọi tên là lối nấu nướng của trường phái lập thể. Cho nên tôi càng thấy cần phải trở về với món quà cổ điển rất tính chất dân tộc của ta, tức là phở.

Phở còn là một món ăn rất nhiều quần chúng tính. Ông muốn ăn phở ngồi hay đứng lù lù ra giữa hiệu mà ăn cũng không ai nói, ăn ngồi ăn đứng tuỳ thích. Phở là món ăn bình dân . Công nông binh trí, các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông thôn, không mấy ai là không biết ăn phở. Người công dân Việt-nam khi còn ẵm ngửa, cũng nhiều vị đã nếm phở rồi; chỉ có khác người lớn là cái bát phở của tuổi ấu trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt cay . con nhà nghèo, nhiều khi lại không cần cả thịt nữa, mà căn bản phở nhi đồng vẫn là bánh và nước dùng thôi .
 
- Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại . Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người . Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt-nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời . Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.

- Vì hay la cà với phở, mà tiếng nói của tôi được chính xác va giầu có thêm lên . Trước kia tôi cứ tưởng chữ " xương xẩu " là một tiếng đôi, và chữ xẩu chỉ là một tiếng đệm. Ông hàng phở đã làm cho từ ngữ tôi hôm ấy thêm lên một danh từ. Xẩu khác với xương, dùng để chỉ những cái đầu xương phở có dính thịt và gân róc chưa hết. Tôi đã thấy những người phu xe kéo vào hiệu phở gọi một chén rượu với một bát xẩụ Tôi còn được nghe một ông phở khác nói đến mỡ gầu, cái tảng thịt dắt mỡ quí giá nó không béo quá, mà lại quánh như sáp, ròn và mềm ấy mà gọi là một cánh gầu; và lúc cầm vào cân thịt tái, thịt tươi còn nhảy lên dưới làn dao, mà gọi là một quả thăn . Trong tiểu thuyết Việt-nam trước đây, nhớ người ta có viết cái truyện " Anh hàng phở lấy vợ cô đầu " . Tôi còn được nghe một cô điếm ngày xưa ví von than đời tàn " đời hồi này như một gánh phở bánh trương mỡ nguội đóng váng ". Phở nguội tanh thật là buồn hơn cả cái sự đời cô gái thập thành bị ma cô lừa bỏ. Chữ nghĩa của ta hay thật ! Người ta bảo chữ phở là xuất xứ từ chữ " ngưu nhục phấn ", và ta đã Việt-nam hoá chữ phấn thành ra chữ phở. Chữ phở nguyên là một danh từ, còn chuyển thành một hình dung từ : cái mũ phở. Chữ nghĩa của ta hay thật !

- Đố biết thế nào là mũ phở ? Lại cứ phải dựng chân dung những người bán phở gánh chân chính ngày xưa thì mới tầm nguyên ra được. Những người bán phở gánh xưa kia có người đỗ ở đầu phố này, hoặc giữa phố nọ, hoặc ở tít trong cùng một cái ngõ cụt, mỗi người một " giang sơn nào, anh hùng ấy ", người mua quen mặt người bán, và người bán thuộc cả thói quen và sở thích ngườ ăn trong phố. Những anh hàng phở " hùng cứ một phương " này lại còn thuộc cả nhân số từng bộ khẩu và ngày giỗ tết trong từng gia đình khách hàng quen của mình. Họ thường là những người làm ăn chân thật, hay mặc một cái áo vành tô vải vàng hoặc dạ màu cứt ngựa của ông bình khố đỏ thải ra, trên đầu là một cái mũ cát mất cả núm chỏm, và nhất là hay đội những cái mũ dạ méo mó đã mất cả băng hoặc rách cả bo . Những cái mũ này đặt lên đầu người nào cũng không chỉnh, mà hình như chỉ đặt lên đầu những bác phở gánh là có một ý nghĩa . Không những thế, cái mũ phở ấy, còn là một dấu hiệu tập hợp, một cái hình thức gây tín nhiệm nữa . Những con người đội mũ rách ấy thường là người làm phở ngon, nếu không ngon thì chỉ ít cũng phải là ăn được. Phở gánh với ông đội mũ phở nay thấy hiếm, chỉ còn phở xe, phở hình tàu thuỷ có ống khói phở, phở quán, phở hiệu . Đồ chơi trẻ con ngày xưa làm bằng sắt tây sơn màu, ở phố Hàng-Thiếc, có ghi lại cái dáng ông phở gánh, bánh xe đồ chơi càng chuyển càng cử động cái cánh tay cầm dao nhấc lên thái xuống . 

- Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư ... Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt ... cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà-nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin . Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà gọi thành tên ngườị Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tầu điện, anh phở Gầm cầu ... Có khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi . Cái mũ tàu bay trên đầu ông bán phở thời Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này . Có lẽ vì gần với quần chúng trung lưu và người nghèo, nên cũng như " ông chủ " hiệu hớt tóc, hiệu cà phê, tên anh hàng phở cũng chỉ có một tiếng gọn gàng . Tôi chưa hề thấy ông bà hàng phở nào nổi tiếng trong nghề mà tên lại dài lê thê, chẳng hạn như phở Tôn thất Khoa gì gì, hoặc phở Trần thị Kim Anh gì gì đó. Cái tên càng độc âm ngắn cộc, càng đáng cho người mua tin cậy ; cái tên một chữ, gọn như một nhát dao thái xuống thịt chín. Vả lại những biển hàng hiệu phở dù là giữa đất Hà-nội văn hoa mỹ tự, cũng chỉ đặt tên một cách nôm na, không kẻ những chữ huyênh hoang . Tôi chưa thấy biển hiệu phở nào mà lại đề tên một cách quá trầm bổng du dương cả. Ví phỏng có ai mở phở mà nổi máu hay chữ lên mà đề biển thì tôi không bao giờ chọn những hiệu phở có tên như " Thu Phong " " Bạch Tuyết " " Nhất chi Mai " mà vào ăn . Trong nghề phở, nó cũng có những cái nền nếp của nó.

- Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. Có thể có nhiều thứ thịt loài bốn chân, loài ở nước, loài bay trên trời, nó ngon hơn thịt bò, nhưng đã phở thì phải là bò. Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phở chuột ? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè ... nghĩa là loạn, phở nổi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó. Trong năm đói 1945, ở đáy nồi nước phở của thời đại, ở Hải phòng và Hà nội, đã có thùng phở có cả những bàn tay trẻ con : nhưng đó lại là chuyện khác.

- Lại còn phở ngầu pín. Chắc thứ phở này chỉ những người năm bảy vợ hoặc thích léng phéng mới hay ăn . Tên thứ thịt phở này, còn gợi lại một thứ roi của bọn Tây độc ác hay đánh cu li đến thối thịt tím xương .

- Lại còn phở gà. Muốn đổi cái hương vị chính thống của phở bò, ăn một vài lần phở gà trong đời mình cũng không sao . Nhưng có một hàng bán phở gà ở Hà nội mà nhiều người thủ đô không bằng lòng chút nàọ Ý bán vào buổi sớm, người xúm lại kêu ăn gạt đi không hết. Cái người bán hàng khinh khỉnh như một quý tộc đó, cũng đã khéo chọn một góc phố mang tên một bà chúa mà dọn hàng ! Nói của đáng tội, gà ở đấy trông ngon mắt thật. Đã có những bạn lưu dung khen ông ông hàng là nhất nghệ tinh nhất thân vinh, và khen tay ông lách vào con gà béo vàng như tay một bác sĩ khoa mổ xẻ thuộc lầu từng khớp xương thớ thịt. Cái đầu gà, cái cẳng giò gầy, cái cổ, xương mỏ ác, ông hàng thản nhiên vứt nó xuống một cái thùng, không phải để vứt đi, nhưng chắc là đã có những bợm rượu khu phố ăn giá sẵn từ trước rồi để chốc nửa đem ra nhấm nháp. Thực ra, khi mà có người ăn bát phở gà không tiếc tiền dám gọi đến cái thứ phở từ một ngàn năm trăm đồng một bát, thì bát phở ấy cũng khó mà không ngon được. Hãy đứng ở đây một buổi sớm mà xem người ta ăn phở gà. Sốt ruột đáo để. Người ăn mề gà, người ăn đùi, ăn thịt đen chứ không ăn thịt trắng nó chua, ăn lá mỡ, phao câu, ăn đầu cánh. Miếng ăn ở đây đích thị là một miếng nhục, nhục theo cái nghĩa một miếng thịt ngon hợp khẩu vị, và cũng đi theo cái nghĩa nhục nhằn túi bụi . Ở vỉa hè đường ấy, cứ nhao nhao cả lên quanh một ông hàng mặt phớt tỉnh như đế quốc Ăng lê và bán hàng rất cửa quyền, khách phải đi lấy lấy bát. Có người đã dắt sẳn từ nhà đi một củ hành tây, có người quả trứng gà ... đập trứng bỏ hành tây vào cái bát mình đã thủ sẳn và đánh dấu vào bát, dúi dúi bát trước mặt ông hàng, cười cười, nhắc nhắc, xuýt xoa nói to nói nhỏ, cứ như là sợ cuộc đời nó quên mình, nó nhầm mình ... Bên cạnh tiếng thái thịt chặt của gánh phở gà, chốc chốc có tiếng nổ xe bình bịch lái xuống tận đây ăn quà sớm, khói phở phảng phất đây lát ít mùi ét săng . Có người vừa húp vừa kể lại cái thời oanh liệt của cửa hàng này, khi còn đế quốc và bù nhìn, ô tô cứ nối đít xuống đây mà điểm tâm, nhiều bà Hà nội tứ chiếng cầm vào bát phở gà, mười ngón tay lóng lánh nhẫn vàng tắm, vàng, trắng, cà rá kim cương, miếng phao câu lúc ấy còn mọng lên biết mấy nữa kia .

Trong kháng chiến có những tay phở nổi tiếng ở vùng tự do như phở Giơi, phở Đất, phở Cống, (tên vẫn một tiếng thôi) nhưng cũng có những bát phở, chưa được đúng cách thức lắm mà ăn vào vẫn cứ thấy cảm động. Ví dụ, phở ở căn cứ địa, làm ngày trong cơ quan . Một vài cơ quan ở quanh Trung ương, chung nhau giết bò để bồi dưỡng theo kế hoạch hàng tháng. Có những đồng chí cấp dưỡng rất yêu thương anh em, nhất định tổ chức phở. Thịt sẵn, xương sẵn, nhưng thiếu nước mắm, thơm, hành mùi, bánh lại là bánh đa khô . Nhưng cứ làm. Những chầu phở ngày chủ nhật ở bên bờ suối cơ quan, thật là đầu đề phong phú cho báo liếp.  Ăn phở trên rừng càng thấy cồn cào nhớ miền xuôi. Ở các đon vị tĩnh tại, chiến sĩ thỉnh thoảng cũng nấu phở ăn. Vui nhất là ở một trung đoàn ggi đó có nhiều chiến sĩ người Hà Nội, trung đoàn ấy về đánh dưới xuôi, đánhc ái trận vận động chiến ở Hạ Bằng. Nhân dân đi sát bộ đội, có hàng phở gánh của dân chúng bán ngay tại tuyến lửa, gángh phở cứ quấn lấy hậu quân của đon vị đang lập công, anh chiến sĩ cầm bát phở đang bốc khói và cạnh anh là những nòng súng cũng chưa đi hết khói. 

- Hình như Thạch Lam trước đây cũng có bàn về phở, nhưng còn phiến diện. Thạch Lam có nhắc đến vấn đề cải lương ở Hà Nội văn vật. Đầu năm 1928, ở Phố Mới, cái phố trước đây mang tên thực dân Đồ phổ Nghĩa, có một hàng phở cho cả húng lìu, cả đầu vừng, đậu phụ. Nhưng những cái lối tìm tòi ấy không thọ, vì trình độ nhận thức của quần chúng phở không sa đoạ như người chế tạo . Quần chúng vẫn đòi hỏi những cái cố hữu của phở. Ngày nay cũng còn có người cho cả tương tầu lạp chíu chương vào phở, nhưng đây là cái quyền của người có tiền, ai muốn bày vẽ ra thế nào, nhà hàng cũng chiều trong phạm vi có thể của phở. Nhiều người bảo nên ăn phở tái thì bổ hơn phở thịt chín. Có thể là như thế đấy . Nếu cần bổ thì cũng có thể uống Pan-tô-cờ-rin Liên xô hoặc làm tễ thuốc Bắc, còn kết quả trông thấy rõ hơn là ăn phở tái . Thật ra, ăn phở cho đúng, đúng cái " gu " của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở. Thêm nữa, về mặt mhỡn thức tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái . Thường những hiệu phở không tự trọng, hay thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng kho(ng cần ăn no vội . Nhưng cũng trong một cái hiệu vẫn thái thịt vụn ra ấy, ông chủ phở rất là phân biệt đối xử và không san bằng các thứ khách : đối với những khách quen, với những người có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản, với cái sung sướng bình tỉnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình trong nghề. Ông nào ăn phở mà có chất hoạ thì thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay . Có những lúc ông phở ấy gắt, gắt với vợ ông, vì ông thái không đẹp. Một ông làm đầu bếp hiệu chim quay trong hồi Hà nội chiếm đóng, nay cũng ra mở phở và thích múa dao nói chuyện với khách về cái khoa thái . " Chặt thái loài có cánh đã khó, mà thái miếng thịt bò không xương còn khó hơn . Tôi dạy mãi mà đàn bà nhà tôi vẫn không làm được, đàn bà thường chỉ thái bánh thôi ". 

- Trong số những thắc mắc của một số ông Hà nội trí thức dở người ta có nhắc đến một ông lo sau này ta tiến lên kinh tế hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, kinh tế phân tán không còn nữa, thì mất hết phở dân tộc, và rồi sẽ phải ăn phở đóng hộp, mỗi lúc ăn bỏ cái hộp phở ấy vào nồi nước sôi trước khi đục ra ăn, và như thế thì nó trương hết bánh lên . Cũng ngay trong hiệu phở, có người đã đập ngay lại : " Thôi đốt ông đi . Ông đừng có làm cái chuyện lo giời sập ấy đi . Hiện nay phở đang phát triển mạnh ở thủ đô Hà nội, lớn nhỏ, gánh rong, bán trong nhà, bán ngoài hè, có đến trên dưới hai ngàn chủ phở. Người Việt-nam còn thì còn phở bát, bát phở trong tương lai vẫn nóng sốt như bây giờ. Phở bát của ta không thể thành một thứ đồ hộp đâu, người công dân Hà nội này xin trả lời ông là một nghìn lần không, không, không thể có sự thô bạo ấy ". 

- Cái thế giới phở Hà nội trước đây hình như cũng có nhừng thứ nhân vật nghiệp dĩ của nó. Làng chơi, học trò, ông binh, thày ký sở buôn, ông phán sở toà, con bạc, chủ hiệu nhỏ, những người lao động vận tải, những người làm nghề tự do ... Có những lính lê dương chạy đến hàng phở, ăn xong tính tiền, lật ngay cái mũ đỏ ra trong cái mũ có cái quần lĩnh vừa cướp ở nhà chứa ra; người khách hàng lính đánh thuê đó đã vắt quần lĩnh đó xuống quầy hàng thay một thứ trả tiền, rồi ù té chạy ... Có những tay giàu sụ nhưng tính nết hấp lìm, mua bánh mì thả vào nước phở béo mà cứ gọi là ăn cơm Tây bình dân . Có những người đàn bà trái duyên trộn cơm nguội vào bát phở nóng, mà ăn một cách ngon lành, nhưng người ngoài trông vào thì thấy nó thê lương thế nào ấy . Có những kẻ sống không nhà cửa, chuyên môn đứng đường, chạy hàng sách chợ đen đủ các thứ, lúc tính tiền hoa hồng, lấy bát phở tái năm xu làm đơn vị giá cả, "việc này mà trôi chảy, ông bà chị cứ cho em một trăm bát tái năm, vân vân ... ". 

Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều ... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền . Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi ? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thư quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta . Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy.  

Chúng tôi ngồi trên bờ một cái hồ xứ Bắc ở ngoại thành Hen xanh ky tưởng nhớ đến một bát phở quê hương, và đối với món ăn đó của dân tộc đáng yêu chúng ta ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã phát hiện những đức tính dồi dào của phở, tự mình cho đó là những cơ sở vững chắc để dựng lên một nền lý luận cho món phở . Sau đó mấy tháng trở về nước, đặt chân lên đất Hà nội, bữa cơm đầu tiên của tôi là một bữa phở. Về sau này, hay rũ nhau đi ăn phở, tôi được đi sâu vào ý nghĩ của một anh bạn nó đã trở thành một ám ảnh : " Mình khen phở mình là một món ăn ngon, nhưng trước khi khẳng định giá trị dân tộc của phở, có nên tranh thủ thêm ý kiến của bạn bè, quốc tế của ta không ?

Bạn Liên xô, bạn Ba lan, Hung, Tiệp, Đức sẽ có cảm xúc gì về món phở Việt-nam ? Họ đã có dịp nếm phở chưa ? Bài dân ca của mình họ nghe rồi, đất nước mình, các bạn thấy rồi . Nhưng còn phải cho bạn mình " thấy " phở nữa, bởi vì phở cũng là một thứ tiếng hát yêu đời của tất cả những tấm lòng con người Việt-nam chân chính và bình dị . Thế rồi một hôm khác, cũng trong một quán phở nổi tiếng Hà nội, tôi đã nghe được mẩu chuyện giữa hai nữ sinh một trường phổ thông cấp 3 gần đây : " Phở hiệu này, ăn mê quá. Thế đố chị biết **** và các lãnh tụ Đảng có thích phở không ? - Làm thế nào mà biết được - Này, nói đùa chứ các cụ mà đến ăn cho hiệu nào, thì chủ hàng thật là sung sướng vô bờ đấy chị nhỉ ! ". Hai cô rút lấy túi gương con chiếu lẫn vào hàm răng nhau xem có vướng tí hành tí rau mùi nào không, cười ríu rít như chim đàn nhảy quanh bàn phở. Mẩu chuyện hai cô học trò như giúp tôi hiểu thêm nữa về phở, và giúp tôi nhận thức đến những cái nó quan trọng hơn cả phở nữa . Ít lâu nay, chúng ta hay nói đến thực tế Việt-nam, đến vấn đề thực tiễn Việt-nam, đến những đặc tính của Việt-nam trong mọi điều kiện chuyển mình tiến lên . Tôi thấy rằng trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt-nam, có một cái thực tế mà hàng ngày ít ai nỡ tách rời nó, tức là cái thực tế phở. Cái thực tế phở ấy lồng vào trong những cái thực tế vĩ đại của dân tộc. Trong một giọt nước rơi lóng lánh có cả câu chuyện của vầng thái dương; trong một miếng ăn, cũng thấy rộng được ra những điều cao cả yên vui trên đất nước bao la giàu có tươi đẹp. Tôi thấy tổ quốc chúng ta có núi cao vòi vọi điệp điệp, có sông dài dằng dặc, có biển bờ thăm thẳm, có những con người Việt-nam dũng cảm xây đắp lịch sử quang vinh, có những công trình lao động thần thánh như chiến thắng Điện biên, nhưng bên cạnh những cái đó, tôi biết rằng Tổ quốc tôi còn có phở nữa . Trong những năm chiến tranh giải phóng, kẻ thù bay trên bát phở, có những bát phở phải húp vội trong đêm tối tăm, quệt ngang ống tay áo mà nhảy xuống lỗ lầm; có những bát phở bị bom, bánh trương lên mà người ăn không còn thấy trở lại một lần nào nữa . Nhớ lại cái hồi tôi về công tác ở vùng sau lưng địch, tôi không thể quên được mấy cái quán phở khuya trên con đê miết lấy vùng căn cứ du kích; những bát phở nóng ăn sau những đêm vượt vành đai trắng và xuyên qua vị trí địch, ăn có một hương vị thật là đặc biệt; sau này nó tổng càn, nó hất hết các quán trên đê, không biết người bán phở đêm đó, có còn sống hay đã chết trong chuyến ấy rồi ? Lại còn cái lần đi chiến dịch với tiểu đoàn Lũng vài, tôi không quên được những cuộc hành quân với đồng chí cấp dưỡng ban chỉ huy ; đồng chí ấy gánh rất nhiều nồi niêu ga-men và thực phẩm cồng kềnh, các chiến sĩ đều đùa gọi là " ông hàng phở của tiểu đoàn ". Trước kháng chiến đồng chí ấy vốn mở hiệu phở ; nay hoà bình rồi, đồng chí có còn sống mà mở phở lại ? Nhiều hình ảnh phở trong những năn gian khổ đã hiện về . Giờ mà ngồi an tâm ăn bát phở nóng sốt giữa ban ngày bất giác cần nhớ ơn nhiều người . Rồi mối cảm xúc phở vụt chốc bay xa rộng mênh mông . Bỗng nghĩ đến những vùng chăn nuôi xanh rờn áng cỏ sữa khu tự trị Thái-Mèo, những đàn bò Lạng Sơn, Thanh hoá đang cúi xuống ngốn cỏ ngon trên đất nước . Gạo mấy vụ liền lại được mùa, bột bánh mịn và dẻo . Rau cỏ vùng ngoại thành Hà nội : mở rộng mãi những diện tích xanh ngon vô tận, rau thơm hành hoa phưng phức cái hương vị thổ ngơi .

Đêm Hà nội, nay thức khuya nhất vẫn là những hiệu phở. Xưa kia phở ông Trưởng Ca bán đến bốn giờ sáng ở đình Hàng Bạc - cái nơi tập trung nhân dân Hà nội năm đầu kháng chiến để rút ta khỏi vòng vây địch. Đình cũ không còn ông Trưởng Ca nữa, nhưng nay đã có ông phở Sửa sai thay ông mà thức khuya . Người Hà nội đặt tên đến là hay.

Trước đây ông nấu bếp hiệu cao lâu Tàu; rồi ông ra mở phở. Rồi ở quê ông quy nhầm ông, ông phải về quê, giao lại quán phở cho bạn . Nay ông được sửa sai, lại trở lại thủ đô, chính quyền khu phố miễn thuế cho ông một thời hạn và tìm một chỗ lợi địa thế cho ông mở hiệu . Món quà của ông phở "Sửa sai" càng thơm ngon một cách chất phác hơn bao giờ. Có thể là cảm tình của khách hàng, đối với một người phở quen nay được khôi phục càng làm cho bát phở giải oan có thêm nhiều dư vị nữa . Những bát phở hồn hậu ấy cũng chỉ là một sự đền bù công bằng đối với những người làm ăn lương thiện khu phố đi xem hát về hoặc họp hành bình bầu học tập xây dựng vừa xong .

Chuyện góp về phở tới mức độ nào đó là y như tôi lại thấy nhớ một chị bạn rất thân, ngày chưa có cách mạng vẫn hay rủ nhau đi ăn phở đêm và nói những chuyện trên trời dưới nước. Cũng như vô khối người khá, chị đã bỏ đi Nam vì một vài vần đề sĩ diện gì gì đó. Giờ đây mõi lần phát hiện thêm được một hiệu phở ngon sạch là tôi không thể không nghĩ đến cái chị bạn thích ăn phở cay xé lưỡi. Ớt tười, ớt khô, ớt bột ngoài này hiện đang thơm cay, mõi lần ăn bát phở cay và đậm, đôi mọi tôi bỏng cháy lên càng lấy làm thương nhớ vô cùng chị bạn đi Nam. Chỉ mong chóng quan hệ bình thường, tôi rủ chị bạn ngày xưa và các bạn của chị về đây dầu cho chỉ một ngày, để thăm lại phố phường và bạn bè cũ. Và cái món ăn Hà Nội đầu tiên tôi thết chị, vẫn là cái món phở ngày xưa chúng ta vẫn ăn đủ cả rau mùi hành hoa đủ chua cay và sôi sùng sục. Tôi biết ở Nam Bộ vẫn có phở, phở hủ tíu, nhưng bát phở Bắc ăn ở đầu hè di cư không bao giờ có thể ngon được bằng bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn năm văn vật này.

Nguyễn Tuân – 1957

Chén trà trong sương sớm 
Hương cuội 
Những Chiếc Ấm Đất

Phở gà

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

Phở gà

Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.

Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không chịu bán miếng phở nào, trong khi các bạn đồng nghiệp của anh thay đổi phương thức xoay ra bán phở gà cả bọn. Phở gà? Tráng phản đối ra mặt. Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?

Có một số người thạo phở cũng nghĩ như Tráng vậy. Họ không chịu ăn phở gà. Nhưng đa số đã mắc nghiện phở rồi, buổi sáng, không có bát phở nóng để ăn không chịu được, nên cũng cứ phải ăn và rồi cũng quen đi.

Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá: ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.

Món ăn ngon với Phở gà
Thường thường, ngoài thịt gà thái mỏng ra, một bát phở gà vẫn có những miếng gan, mề, lòng, tiết, thái nhỏ để đệm vào cho thêm vui mắt và vui miệng.
Những thứ đệm này, thường ra, vẫn luộc như thịt mà thôi; nhưng có một hai hàng phở, muốn cải cách, đã đem thái hạt lựu tất cả những thứ đó, gia thêm mộc nhĩ và hành tây, đem xào lên vừa chín để điểm vào mỗi bát phở từng thìa nhỏ một.
Ăn như thế thì thơm, nhưng có người không ưa vì ngấy; ngoài ra, khi chan nước vào không còn vẻ gì thanh nhã - một điểm mà những người thích phở gà mong đợi.

Chính cũng vì thế mà phong trào “phở gà xào nhân” như nhân bánh cuốn không được tiến triển mấy, và bây giờ tất cả Hà Nội chỉ còn có hai hàng làm theo phương pháp ấy mà thôi.

Hầu hết đều chú ý về cái phần “thanh” của phở: nước ngọt mà không ngọt mì chính, nhưng ngọt bằng xương; thịt không xác, nhưng béo mềm, mà không ngấy.

Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.

>>>   Bánh cuốn
<<<   Phở bò: Món quà căn bản

Phong trào ăn rõ ràng 'lười biếng' tại Hà Nội

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

Phong trào ăn rõ ràng 'lười biếng' tại Hà Nội

Áp lực công việc và sự bận rộn của cuộc sống khiến nhiều chị em không có đủ thời gian để chuẩn bị cho bữa ăn gia đình. Bắt cả nhà đi ăn tiệm thì không nỡ, mà lao vào bếp núc thì mệt mỏi, vì vậy, trào lưu ăn... cơm "lười" ra đời.

Mua cơm "online"

Bữa cơm gia đình là một nét văn hóa rất độc đáo của người dân Việt Nam, là sợi dây vô hình gắn kết từng thành viên trong gia đình. Nhưng cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, đặc biệt là sự thiếu thốn thời gian khiến “sợi dây” ấy, với không ít người, là sự trói buộc.

Chị Mỹ Nga, một nhân viên ngân hàng (phố Nguyễn Khang, Hà Nội) chia sẻ chân thành: “Sau một ngày bù đầu với công việc ở cơ quan, vừa tan sở lại quýnh quáng, vội vã chen chân vào các khu chợ đông đúc, rồi đau đầu lựa chọn thực phẩm sao cho vừa lành, vừa tươi, tất tưởi về nhà nấu nướng cho bữa tối kịp giờ và ngon miệng, nói thực, cảnh tượng ấy khiến tôi rất ngán. Nhiều hôm mệt quá, chỉ muốn “bắt” cả nhà đi ăn cơm hàng, nhưng nghĩ đến mấy vụ thịt ôi, cá thiu thì ghê quá. Nếu chỉ có hai vợ chồng chắc cũng nhắm mắt ăn bừa, nhưng còn ông bà và hai đứa trẻ con nữa, nên cũng khó…”.

Chị Linh Nhung (kế toán, phố Nguyễn Ngọc Nại, Hà Nội) cũng cho hay: “Nhà mình kỹ tính, dù có người giúp việc nhưng mình luôn phải tự tay nấu mới ăn được. Ra nhà hàng ăn thì không kinh tế, vả lại cũng không ấm cúng; hôm nào vội quá, mình dùng thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp thì hôm đó cả nhà 'lãn công', ăn rất ít vì hương vị không tự nhiên.”

Không ít chị em cũng có chung nỗi lo ngại như chị Nga và chị Nhung: họ vẫn muốn gia đình mình có một bữa cơm ngon lành nhưng không có thời gian nấu, nhất là những món cầu kỳ hoặc “bế tắc” trong việc chọn thực đơn. “Cứu tinh” của họ là… cơm "lười" – những món ăn mặn được một số cá nhân, hộ gia đình sản xuất tại nhà.
Thực đơn các món ăn ngon với cơm lười

Thế là, thay vì phải “xông pha” vào chợ buổi chiều, căng mắt lựa chọn thực phẩm và mất hàng giờ chế biến, những người bận rộn chỉ cần gọi điện, vào web chọn món và đặt giao hàng tại nhà, chăm hơn một chút thì phi xe đến bếp homemade mà mình chọn để mua đồ ăn, thủng thẳng về nhà cắm nồi cơm, hâm lại thức ăn, thế là đã có ngay một bữa cơm nóng sốt, thơm ngon.

Ở hai thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, có khá nhiều “tín đồ” của trào lưu cơm "lười". Đương nhiên, song hành với trào lưu này là hình thức kinh doanh thức ăn homemade. Nếu như ở Hà Nội, Nhà hàng B.C., bếp nhà B., bếp T.X., bếp G.M., bếp H.L., bếp Z., bếp chay chị H.… là đình đám, sau đó có bếp “bà Ch.”, mới hơn là bếp Món ngon của mẹ, bếp M… thì ở TP.HCM, bếp của Ph. và bếp C.C.N. đang “làm mưa làm gió” trong giới văn phòng và các chị em bận rộn.

Dạo qua các bếp, không khó tìm thấy lý do khiến họ có nhiều người hâm mộ đến thế. Không chỉ chạm trúng “huyệt” lười của chị em, các bếp còn tung ra nhiều món ăn cầu kỳ và mất thời gian đến mức ngay cả những bà nội trợ kỳ cựu nhất cũng phải nhún vai như: sụn sườn non chưng mắm tép, xôi chim bồ câu, ếch đồng xào măng, cá quả xào nấm, dạ dày om tiêu, chim bồ câu hầm… của Bếp “bà Ch.”; giả cầy, bò cuốn lá lốt, chả mực, chả cá mối, ruốc nấm… của Nhà hàng B.C.; cá sông kho riềng, thịt kho dừa bánh tẻ, thịt heo ngâm mắm... của Bếp của Ph. hay thịt bò kho gừng, sườn xào chua ngọt, cánh gà chiên các kiểu… của C.C.N. Không chỉ món mặn, ngay cả những món khai vị, món xào, món tráng miệng cũng được các bếp homemade chuẩn bị cho những khách hàng của mình.

Nhìn vào số lượng người theo dõi và ưa thích Facebook của các nhà bếp này mới thấy, trào lưu cơm lười đang lan rất nhanh. Các “tín đồ” của trào lưu này gần như liên tục truy cập vào tài khoản của các bếp và hưởng ứng các thông tin mới, gợi ý món, đặt hàng của bếp. Chủ Nhà hàng B.C. tiết lộ, chị có hơn 300 khách hàng thường xuyên, tương tự thế, “mối ruột” của Bếp “bà Ch.”, Bếp của Ph., C.C.N. và các bếp homemade khác đã lên đến con số hàng trăm và vẫn đang tăng lên.

Anh Tiến Đạt, một người bị vợ “đồng hóa” thành tín đồ của trào lưu cơm "lười" ca ngợi: “Đồ ăn sẵn nhưng không hề công nghiệp, rất ngon, sạch sẽ và nhiều món đặc biệt.” Chị Khánh Vân cũng hào hứng kể về chuyện lười: “Nhiều hôm đi làm về mệt, đang sắp nản thì nhớ ra cứu tinh, thế là đặt ngay đồ ăn sẵn cho cả nhà.”

Tín đồ cơm "lười": Sẵn sàng chi đậm để được ăn ngon


Cũng là thực phẩm chế biến sẵn, nhưng sở dĩ các bếp homemade làm các tín đồ cơm "lười" mê mệt và sẵn sàng chi trả cho mức giá đắt hơn thị trường khá nhiều, dao động từ 10-60% là bởi chất lượng của các bếp, theo người tiêu dùng đánh giá, là cao hơn hẳn so với cơm hàng. Chị Hương Nhu thích thú kể: “Lần đầu mua thức ăn sẵn của bếp về, thú thực mình còn hơi sợ bị chê là lười, nhưng rồi đồ ăn siêu ngon, đậm đà đến mức, cả nhà ăn hết veo, ai cũng khen, lại còn ủng hộ mình lười nữa chứ!” Cũng như những “người cùng hội” của mình, chị Nhu mê mẩn thức ăn của các bếp homemade vì sự sạch sẽ và yên tâm về nguồn gốc thực phẩm, nhất là sự đồng đều trong từng “mẻ” thức ăn.

Cùng với sự ngon, an toàn cũng luôn là thứ các chị em “soi” nhiều nhất khi chọn mua thực phẩm nấu sẵn. Chủ bếp M. quả quyết: “Tất cả các nguyên liệu tươi ngon đều được chính tay tôi lựa chọn từ sáng sớm tại các chợ lớn như chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Hàng Da, được sơ chế với nước máy sạch sẽ, chế biến vệ sinh trong nhà bằng bếp ga, xoong inox, chảo chống dính”.

Chị Lan Anh, người khởi xướng C.C.N. cũng cho hay, hiểu nhu cầu của những chị em bận rộn và cũng hiểu sự khó tính của khách hàng, tất cả các món ăn tại bếp đều được chế biến từ thực phẩm tươi sống hoàn toàn, nấu chín tại bếp gia đình bởi những người nội trợ kỹ tính và muốn giữ hương vị truyền thống trong gia đình. Món ăn cũng được giao ngay sau khi vừa nấu xong.

Bà nội trợ chọn món ăn ngon với cơm lười
Điều làm những người mê cơm "lười" yên tâm nhất là họ không sợ bị ăn thức ăn cũ, bởi các bếp luôn… kiêu, chỉ nấu một số lượng phần ăn hạn chế cho mỗi món hoặc theo đặt hàng của người mua. Có khi khách hàng phải “xí” trước cả tuần mới được nhận món yêu thích, vì các món ăn đều được làm rất kỹ theo những công thức gia truyền và quy mô gia đình nên không bao giờ có thể đủ nhiều để phục vụ nhu cầu của khách hàng hoặc bị thừa ra. Một số chủ bếp khẳng định, họ muốn thức ăn giữ đúng vị gia đình và không công nghiệp hóa nên dù đắt hàng, họ sẽ hạn chế mở rộng sản xuất.

Với những khách hàng tiềm năng còn đắn đo việc có nên hay không gia nhập trào lưu cơm lười, một số bếp còn hào phóng giới thiệu cặn kẽ về nguồn gốc, cách thức, quy trình chế biến thực phẩm bằng những hình ảnh trực quan và những bài viết về món ăn rất hấp dẫn. Sự hưởng ứng của những khách hàng “ruột” với những thông tin này cũng phần nào lôi cuốn người khác chú ý hơn đến các bếp. Tự tin hơn, nhiều bếp sẵn sàng mời những người còn hoài nghi đến xem quy trình nấu nướng của họ mà không cần thông báo trước. Một chủ bếp tiết lộ, không ít người đã “ngã lòng” sau vài lần tham quan và thưởng thức món ăn của bếp.

Trào lưu ăn cơm "lười", ngó qua có vẻ như một sự “cổ xúy” cho những phụ nữ hiện đại không muốn mất thời gian cho việc bếp núc, nhưng với không ít người, lại là một sự giải phóng. Xu hướng tiêu dùng này, ít nhiều đã tặng cho họ cơ hội được nghỉ ngơi, thư giãn và dành thời gian cho bản thân nhiều hơn mà vẫn chăm sóc chu đáo cho bữa cơm của cả nhà.

Nguồn: Rộ trào lưu cơm lười ở Hà Nội

Miley ăn mặc áo quần lưới show hàng

Posted: Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Gu ăn mặc của Miley ngày càng nổi loạn 

Cuộc chia tay tốn giấy mực giữaMiley Cyrus và Liam Hemswworth vẫn được dư luận quan tâm. Đáng chú ý là sự cố trang phục và hình thức biểu diễn quá khêu gợi của Miley trên sân khấu VMAs chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ của cặp sao ồn ào nhất làng giải trí Mỹ này.

Hậu chia tay,Miley Cyrus lại càng khiến công chúng khẳng định lí do trên là đúng khi cô liên tục mặc trang phục thiếu vải, nổi loạn. Vừa qua, trên sân khấu của iHeart Radio tại Las Vegas, Miley tái hiện lại hình ảnh gây sốc của mình khi diện đồ ngắn cũn cỡn không khác gì nội y và kế tiếp đó, cô thay một bộ trang phục bằng lưới, phô bày tất tật những phụ kiện tế nhị nhất như miếng dán ngực và quần chip. Người hâm mộ gần như không thể nhận ra một chút dấu vết gì của cô bé Hannah Montana tinh nghịch, đáng yêu ngày nào.

Nếu như cách đây ít lâu, người ta cho rằng Miley đang theo hướng ăn mặc giống Rihanna, thì đến bây giờ có vẻ như cô nàng đang nối tiếp bước của đàn chị Lady Gaga với những trang phục không những thiếu vải mà còn phản cảm. 

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 1

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 2

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 3

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 4 

Trang phục lưới đánh cá gây sốc củaMiley Cyrus

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 5

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 6  

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 8

Sau trang phục lưới đánh cá là màn tái hiện lại cách ăn mặc "xốc nổi" tại VMAs

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 9

Màn trình diễn gây tranh cãi của Miley, và đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ của cặp sao Miley - Liam

Rihanna lăng xê mốt quần lưới

Các sao nữ ngày càng có xu hướng ưa chuộng trang phục siêu ngắn gợi cảm, và Rihanna là một trong những người luôn đi tiên phong trong việc biến tấu mốt siêu ngắn.

Tại buổi biểu diễn tại Singapore hôm Chủ nhật, Rihanna một lần nữa trưng dụng mốt siêu ngắn lên sân khấu. Tuy nhiên so với mọi khi, để thích hợp với văn hóa đất nước Á Đông hơn, Riri “tăng” chiều dài cho chiếc áo và kèm thêm chiếc quần bằng lưới bắt mắt. Cô vẫn không quên đánh dấu sự gợi cảm của mình bằng một đường xẻ dài quyến rũ ở bên hông, khoe cặp giò săn chắc hấp dẫn. 

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 10

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 11

Trang phục biểu diễn của Riri đã phải tiết chế nhiều nhằm phù hợp với văn hóa của đất nước Á Đông

Dàn sao xúng xính tại giải Emmy

Đến hẹn lại lên, lễ trao giải thưởng phim truyền hình Emmy năm nay tiếp tục thu hút đông đảo sự xuất hiện của các kiều nữ trong những bộ đầm lộng lẫy, thướt tha.

Sắc màu dịu ngọt đang rất được ưa thích khi cô đào January Jones, Zooey Deschanel, Kerry Washington và Claire Danes làm thảm đỏ bừng sáng với gam pastel tươi tắn, duyên dáng. Ngoài ra Heidi Klum và Sofia Vergara còn khiến thảm đỏ Emmy trở thành sân khấu của vẻ đẹp sexy khi diện những bộ đầm đỏ quyến rũ khoe trọn đường cong quyền lực.

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 12

Gam màu pastel mê hoặc của mỹ nhân 

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 13

"Người mặc đẹp nhất thế giới" Kerry Washington cũng hết lòng ưa chuộng tông màu nữ tính này

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 14

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 15

Zooey Deschanel trong sắc xanh pastel mát mẻ

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 16

Julianne Hough quyến rũ với độ đầm vải sheer gam xanh bạc hà dịu mắt

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 17

Malin Akerman

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 18

Anna Gunn 

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 19

Heidi Klum mặc đầm đuôi cá màu đỏ rượu vang

Miley ăn mặc “xốc nổi” hậu thất tình - 20

 Sofia Vergara và bộ đầm lộng lẫy khoe thân hình "chiếc bình"
Nguồn : 24h.com.vn

Giải thể công ty cổ phần Giải thể công ty cổ phần

Posted: Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Giải thể công ty cổ phần Giải thể công ty cổ phầnDịch vụ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các công ty sau đây: Giải thể công ty trong hồ sơ đăng ký kinh doanh:


Thay đổi đăng ký kinh doanh tại dich vụ doanh nghiệp nhanh rẻ

1. Phan.2 quyết định giải thể công ty. Biên bản cuộc họp của công ty có thể phan.3. Biên bản thanh lý của tài sản và thanh toán toàn bộ các khoản tổ chức kinh doanh thanh lý tài sản no.Truc (trừ tổ chức điều lệ quy định thành lập thanh lý riêng). Kinh doanh chỉ có thể được đảm bảo khi thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khac.4. Xác nhận của Ngân hàng, trong đó tài khoản của công ty, tài khoản đóng cửa (trong trường hợp tài khoản không công ty, doanh nghiệp cần có văn bản cam kết không mở tài khoản và không nợ ngân hàng bất cứ lúc nào, cá nhân tổ chức) 5. Tài liệu chứng minh quyết định công bố the.6. Gốc Giấy chứng nhận đăng ký của các doanh nghiệp kinh doanh nghiep.7. Thông báo của mã nộp thuế Cục thuế thuế (thuế tỉnh, văn phòng, thành phố đã không xác nhận các doanh nghiệp có số đăng ký thuế) 0.8. Thông báo của đại diện hợp pháp ký để hoàn thành việc giải thể các thủ tục công ty (ghi rõ quá trình thông báo đã tiến hành các bước trong quá trình này từ 1 đến mục 7, các quy định và cam kết theo trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung của Thông báo) 0.9. Giấy chứng nhận thành phố thuộc tỉnh cuaUBND của các doanh nghiệp trả con dấu (hoặc xác nhận bằng văn bản của Ủy ban kinh doanh đăng ký thủ tục hải cẩu Hà Nội nhân dân.) Để biết thêm thông tin về các liên kết hồ sơ tại hệ thống có thể tư vấn cho Cảm ơn bạn! Để biết thêm thông tin về các dịch vụ chúng tôi mời bạn liên hệ trực tiếp để được tư vấn Hotline: 0977 145 123

Số điện thoại: 0466.812.619

Số điện thoại: 0432.474.039

Da đẹp, tinh thần sảng khoái với nồi trái cây

Posted: Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013 by Unknown in
0

Da đẹp, tinh thần sảng khoái với nồi trái cây

Nghe tới lẩu trái cây có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy xa lạ. Đây là món lẩu với nguyên liệu chủ yếu là các loại trái cây tươi ngon.

Lẩu trái cây không chỉ có mùa hè mới thưởng thức được mà nó được người chế biến linh động lựa chọn hoa quả theo mùa.


Vào mùa thu này bạn cũng có thể thưởng thức nồi lẩu trái cây tươi ngon mang hương vị rất đặc trưng của hoa quả vùng nhiệt đới. Đặc biệt, lẩu trái cây rất tốt cho chị em phụ nữ trong khoản làm đẹp da và sảng khoái tinh thần.

Ăn lẩu trái cây là ăn bằng tất cả giác quan: mắt ngắm sự tươi tắn của các nguyên liệu, mũi ngửi hương thơm, tai nghe tiếng lẩu sôi, miệng nếm vị ngon… Dường như những hương thơm của đất trời đều hội tụ trong nồi lẩu này vậy.


Hãy làm món lẩu trái cây cho chị em nhân ngày Phụ nữ Việt Nam nhé (Ảnh minh họa)

Vị chua, ngọt thanh thanh tự nhiên của cây trái hòa cùng vị ngọt của xương hầm khiến món ăn thêm đậm đà.

Sắp tới ngày Phụ nữ Việt Nam, các quý ông có thể làm món này để dành tặng riêng cho vợ nhé. Chắc chắn chị em sẽ xúc động vô cùng. Để tăng phần ngon miệng, bạn có thể cho thêm tôm, mực, thịt bò, nấm, rau... vào nhé.

Các bạn có thể tham khảo cách làm món lẩu trái cây dưới đây:

Lẩu trái cây


Nguyên liệu:


- Nước dùng heo, Phi-lê cá chẽm
- Thịt bò, tôm sú, mực lá
- Thanh long, kiwi, dâu, lê
- Nước lê (tươi/ hoặc hộp), táo đỏ khô
- Rau bó xôi, cải thảo, nấm linh chi
- Bún


Thực hiện:


- Lê: ép lấy nước hoặc sử dụng nước lê hộp (dùng để nấu nước lẩu).

- Táo đỏ khô: ngâm nước cho mềm

- Cá chẽm, tôm sú, thịt bò và mực lá: làm sạch, cắt vừa ăn, trình bày ra đĩa.

- Các loại trái cây làm sạch, trình bày ra đĩa 7 phần, cho vào nồi lẩu 3 phần. Các loại rau và nấm làm sạch và trình bày ra đĩa.

- Hỗn hợp nước lèo gồm: nước lèo, nước lê và gia vị. Cho táo đỏ và các loại trái cây vào nồi lẩu.

Món lẩu này rất thích hợp với chị em phụ nữ, những trái cây của món lẩu sẽ giúp bạn có làn da đẹp, sức khỏe tốt.

Cuối tuần với cá nhân thơm ngon hấp cuộn

Posted: by Unknown in
0

Cuối tuần với cá nhân thơm ngon hấp cuộn                                                    Hãy làm món này để cùng cả nhà nhâm nhi nhân dịp cuối tuần nhé!


Các chị em nội trợ thật đảm đang trong mắt chồng khi biết giữ lửa cho gia đình bằng những món ăn đơn giản mà hấp dẫn trong bữa ăn ấm cúng của gia đình vào dịp cuối tuần. 


Nguyên liệu:


- Cá tươi: 1 khúc hoặc 1 con (loại cá nặng 2-3 kg/ con)
- Dứa: 1 quả nhỏ
- Chuối xanh: 2 quả
- Khế chua: 1 quả
- Rượu (bia): ½ bát ăn cơm
- Hành hoa, thì là, sả, gừng, ớt
- Xà lách, hung quế, rau mùi
- Bột nêm, dầu hào, bột nghệ, mắm, chanh, bánh tráng.





Thực hiện:


Bước 1: Cá sau khi làm sạch, đem ướp với một thìa ăn cơm hạt nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa cà phê bột nghệ. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 - 2 tiếng để cá ngấm gia vị.





Bước 2: Trong thời gian chờ ướp cá, gọt bỏ vỏ dứa, mắt dứa và riềm của quả khế rồi đem chúng rửa sạch và xắt sợi nhỏ.





Bước 3: Chuối xanh gọt bỏ vỏ, xắt sợi nhỏ rồi ngâm ngay vào bát nước muối cho chuối khỏi bị thâm.





Bước 4: Các loại rau thơm nhặt bỏ lá già, rửa vài lần nước cho thật sạch rồi đem ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút. Sau vớt ra vảy sạch nước, để ráo.





Bước 5: Cho cá vào một cái nồi, thêm hành hoa, thì là thái khúc, sả đập dập, gừng thái sợi và ½ bát ăn cơm rượu rồi bắc nồi cá lên bếp đun sôi trong vòng 2 - 3 phút. Sau đó hạ lửa ở mức nhỏ, đun liu liu khoảng 25 - 30 phút nữa là cá chín.





Bước 6: Trong lúc hấp cá có thể tranh thủ pha nước mắm chua ngọt (theo khẩu vị) để làm nước chấm cá.

Bước 7: Khi ăn chúng ta sẽ cuốn bánh tráng với một ít cá hấp, dứa, chuối xanh, rau thơm, xà lách, khế chua, thì là thái khúc và chấm với nước mắm chua ngọt.